English version: https://medium.com/@maingocanh/i-rebuilt-my-blog-twice-in-one-month-8d30293d5273
1. Tại sao lại là blog?
Cách đây hơn 4 năm, mình đã build blog đầu tiên của mình trên BlueHost. Tuy nhiên, sau 3 năm sử dụng, tài khoản BlueHost của mình không thể truy cập được vào cpanel của BlueHost. Mình cũng đã cố gắng reachout đến support của BlueHost nhưng đều không được hồi âm.
Mình đã từ bỏ blog từ đó.
Hơn 1 tháng trước, facebook account của mình bị khoá. Facebook này mình lập từ năm 2012, nó lưu trữ rất nhiều ảnh, status, tin nhắn,… của mình với bạn bè, người thân. Mình cũng đã cố gắng liên hệ với facebook, cũng có nhờ bạn bè đang làm ở Meta check giúp nhưng đều không có phản hồi gì.
Trong một thoáng, mình đã nghĩ rằng mình bị mất đi cái định danh trên mạng xã hội của mình. Gần 15 năm online, tất cả hoạt động của mình đều ở trên các mạng xã hội như facebook, instagram, youtube,…. Tất cả những mạng xã hội này giống như 1 cuốn nhật ký online, khi đã ghi lại hết những hành động trên internet của mình.
Vậy, nếu một ngày, tài khoản facebook/instagram/youtube/… của mình bị khoá, thì mình sẽ mất hết cái định danh trên internet của mình?
Như thế thì không ổn.
Mình cần 1 cái gì đấy của riêng mình, chứ không chỉ xây dựng cái định danh online ấy dựa trên những nền tảng mà mình không kiểm soát được.
Và đấy là lý do mình quyết định làm lại blog.
2. Khi bắt đầu tạo lai blog, có 2 việc chính sau:
- Chọn host.
- Chọn theme
Đầu tiên, về host. Trước mình dùng Bluehost, nhưng bây h Blushost chặn IP VN rồi thì phải, vì vào toàn báo lỗi.
Sau 1 hồi google và tham khảo, mình thấy có vài bên được anh em review tốt như sau:
- Hostinger. Bên này có giao diện thân thiện, có hỗ trợ tiếng Việt. Đây cũng là host mà mình đang sử dụng. Một điểm cộng nữa là giá tốt, mình mua 4 năm gói business hết loanh quanh 4tr.
- Hostarmada. Bên này mới thành lập từ 2019. Bên này giá 36$ cho năm đầu tiên, có tặng domain .com
- Fastcomet. Bên này ưu điểm là giá cho năm đầu tiên rất tốt, tầm 26$, có tặng 1 số domain, nhưng không tặng domain .com
Sau khi chọn được host, đến phần chọn theme.
Theme là cái giao diện mình tương tác hàng ngày để post bài, cũng như để cho mọi người vào đọc, nên ưu tiên phải là theme nào dễ sử dụng, ít phải cài đặt, chỉnh sửa code nhiều.
Được một vài anh em recommend dùng Flatsome, vì theme này dùng được cho nhiều mục đích. Từ viết blog, bán hàng ecom, đến cả sau có bán khoá học cũng ok luôn. Mình thì chủ yếu là viết blog thôi nên mấy cái khác không quan trọng. Cộng đồng Flatsome cũng khá đông nên mình đã chọn theme này cho blog.
Tuy nhiên, sau 1 thời gian cài và sử dụng, mình thấy Flatsome hỗ trợ tốt nhất cho mục đích bán hàng ecom. Với việc viết blog, Flatsome cần nhiều khả năng custom để cho ra được 1 blog như ý. Mình thì lại không giỏi việc này, nên mình đã quyết định chọn 1 theme khác cho blog .
Tiếp tục google, mình tìm được 1 theme nếu mua bản pro thì khá đắt (360$/năm). Tuy nhiên, theme này có 1 bản sample free. Mình có check thử thì thấy bản free này cũng đủ dùng. Vì thế, mình đã chọn theme của Genesis để tiếp tục hành trình dựng lại blog.
Cài theme thì nhanh, nhưng chỉnh sửa để giao diện như mình thì lâu.
Mặc dù không biết code, nhưng mình đã “nhờ” ChatGPT để chỉnh sửa lại giao diện mặc định. Dưới đây là 1 ví dụ:
Tuy nhiên, Genesis Framework lại gặp 1 số vấn đề sau:
- Không hiện Feature Image của bài viết trên blog
2. Bị mất tính năng comment, mặc dù mình đã bật tính năng này trong config.
Mình đã dành rất nhiều thời gian để chỉnh sửa giao diện cho theme này, vì thế, những lỗi này làm mình rất chán nản. Mình thậm chí đã nhờ ChatGPT hỗ trợ để chỉnh sửa giao diện blog
Cuối cùng, mình quyết định phải chọn 1 theme nào dễ dùng, có support, và ít phải custom nhất có thể. Mình sẵn sàng mua theme nếu đáp ứng được 3 tiêu chí trên.
Lần này, thay vì google, mình hỏi ChatGPT. Đây là list theme phù hợp nhất để làm blog mà ChatGPT gợi ý.
Sau khi tìm hiểu, mình quyết định chọn GeneratePress, vì theme này đáp ứng được cả 3 tiêu chí bên trên của mình.
- GeneratePress có sẵn các element, mình gần như không phải sửa hay custom gì nhiều mà chỉ cần sử dụng các element mà GeneratePress đã làm.
- GeneratePress cũng phát triển các block của mình, cho phép người dùng có thể lựa chọn, cũng như tuỳ biến các block (tương tự như Notion). Điều này giúp mình không phải cài thêm nhiều plugin khác.
- Generate Cloud – cho phép người dùng tạo các pattern và chia sẻ qua lại giữa các website của mình.
Tóm lại, sau 2 lần thay đổi theme, lần này mình đã chọn GeneratePress và hài lòng.
Mình sẽ review chi tiết về GeneratePress sau 1 thời gian nữa.